CHƯƠNG TRÌNH CHIA SẺ VĂN HÓA PHẬT GIÁO

CHƯƠNG TRÌNH CHIA SẺ VĂN HÓA PHẬT GIÁO
 
Chủ đề: Hạnh Phúc Từ Cội Nguồn Văn Hóa Việt
Vào lúc 14h- 20h thứ 7, ngày 13/07/2013

Với T.T Thích Thanh Thắng – Tiến Sĩ Doanh nhân Nguyễn Trí Dũng – Đại Đức Thích Pháp Bảo
tại Garden Resort Minh Trân- số 51 Cống Lở, P. 15, Q Tân Bình, Hồ Chí Minh
(Đối diện cổng Khu công nghiệp Tân Bình)
 
* Sự Kiện:  Lắng nghe chia sẻ, ăn chay, thiền hành chánh niệm, uống trà và thưởng thức bánh Gashi Nhật Bản.

Tổ chức: Diễn Đàn Truyền Thông Vẻ Đẹp Phật Pháp (www.vedepphatphap.vn)
Phối hợp thực hiện: Trường Doanh Thương Trí Dũng (nicd.co.jp)
Tham dự thì xin vui lòng đăng ký với BTC của mỗi quận và tùy tâm 200k/ người, qua E-mail: kinhtamvh@gmail.com , phone (Thầy) 0905980929 – 0903996930
Add: 750 Nguyễn Kiệm – P.4, Q. Phú Nhuận, Hồ Chí Minh
 
 
Đăng tải tại Văn hóa | Thẻ | Bình luận về bài viết này

Súp Mễ chay (Vegetarian Chili) – Mỹ Phong thực hiện

chili

Chili, bánh mì mè và cái cọng xanh xanh là rosemary

Anh Phong là ông xã của chị bạn DS làm món này đây. Chị ấy cho DS 1 hủ ăn thấy ngon nên DS vội xin công thức. Anh P nói món này hoàn toàn không có nêm đường hay bột nêm, tất cả chất ngọt đều từ củ quả. Phải công nhận là mấy ông không nấu thì thôi hể nấu thì thật là tài tình. Thiệt là khâm phục, khâm phục!!!

Gia vị mỗi thứ một ít: (bán trong chợ Mỹ hàng baking)

-Nếu không cữ tỏi, các bạn có thể mua chili power. Nguyên liệu chính của chili powder là cumin, oregano, tỏi và muối. Mình mua về cho thêm cà paste là xong.

Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Ẩm thực | Thẻ | Bình luận về bài viết này

Xây chùa để làm gì? – Nguyễn Hữu Đức

Ngôi chùa được xây dựng trước là để thờ Phật, sau là nơi tu học và là nơi hoằng truyền Phật pháp chứ không phải là cỗ máy hái ra tiền cho chính quyền hay người trụ trì.

Tôi xin kể hai câu chuyện để mọi người cùng suy ngẫm:

Câu chuyện thứ nhất: Quê tôi có 5 ngôi chùa, chùa nào cũng có sư trụ trì, nhưng ngày rằm, mùng một chỉ có mấy chục cụ già đến chùa tham gia khóa lễ. Quê tôi cũng có một nhà thờ, chỉ có vài chục gia đình theo đạo, ngày chủ nhật không nói làm gì, nhưng tối ngày nào thì nhà thờ cũng sáng rực đèn người đến cầu kinh.

Tại sao lại có sự khác biệt đến thế?

Câu chuyện thứ 2: Hôm trước đến chùa nói chuyện với sư bà, được sư bà nói rằng, năm nay kinh tế khó khăn, dân ít tiền, ngày rằm mùng một người dân ít đến chùa hơn. Chẳng lẽ có thực mới vực được đạo hay sao?

Qua hai câu chuyện trên chúng ta thấy sự hấp dẫn của đạo Phật đối với quần chúng, người dân như thế nào?

Vai trò của ngôi chùa như thế nào để có thể thu hút được đông đảo người dân, không phân biệt lứa tuổi, giới tính, giầu nghèo đến chùa lễ Phật học đạo.

Đừng biến ngôi chùa thành cái miếu thờ, và bảo tàng Phật giáo

Ngôi chùa là nơi hiện hữu của ba ngôi tam bảo: Phật, pháp, tăng. Nhưng hiện nay nhiều ngôi chùa chỉ tồn tại Phật bảo mà thiếu vắng cả Tăng bảo và Pháp bảo. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Chùa Việt Nam | Thẻ | 5 bình luận

Icon Shoes gỡ bỏ những đôi giày in hình ảnh Đức Phật ra khỏi website

– Trước sự chỉ trích dữ dội từ dư luận Phật tử ở Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới, một công ty sản xuất giày dép của Mỹ đã phải gỡ bỏ những đôi giày có in hình ảnh đức Phật ra khỏi website bán hàng trực tuyến của họ.

Công ty Icon Shoes, trụ sở đặt tại tiểu bang California, đã không đưa ra bất kỳ lý do vì sao họ phải gỡ bỏ những đôi giày này trên website của họ, tuy nhiên có vẻ như sự phản đối của cộng đồng Phật tử trên toàn cầu chính là nguyên nhân của sự gỡ bỏ đó.


Những đôi dép mang hình ảnh Đức Phật gây phản cảm của công ty Icon Shoes
Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Thông tin | Thẻ | Bình luận về bài viết này

Phật Tử Phản Ứng Việc In Hình Ảnh Đức Phật Lên Trên Giày Dép

MỜI CÁC BẠN VÀO TRANG WEB NÀY VÀ ĐIỀN VÀO FORM GỞI THƯ CHỐNG ĐỐI VỀ VIỆC ĐEM HÌNH CHƯ PHẬT LÀM GIÀY DÉP
RẤT CÁM ƠN
NGUYỆN SỰ AN LẠC ĐẾN VỚI CÁC BẠN

http://avaaz.org/en/petition/Stop_using_Buddha_Image_on_Shoes/

GNO – Người Tây Tạng và cộng đồng Phật giáo đang cảm thấy bị xúc phạm bởi một công ty có trụ sở tại California đang quảng bá một loạt các đôi giày có hình tượng của Đức Phật.

Phật tử Tây Tạng và Bhutan đã có văn bản gửi đến công ty giày dép Icon Shoes để bày tỏ sự bất bình của họ. Trang Facebook của công ty này cũng đã tràn ngập những lời lẽ phản đối.

02sd1.jpg

Một mẫu dép in hình Phật

Không có phản ứng tức thì nào từ công ty giày dép Icon Shoes. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Thông tin | Thẻ | Bình luận về bài viết này

Trái tim tôi bất ngờ được mở ra – Tony Bates

The Irish Times: My heart suddenly unbuttoned

  • PSN 18.04.2012 | Chuyển ngữ
    Tony Bates – The Irish Times – Tuesday, April 10, 2012

Tôi đã tới, ít nhất là trái tim tôi đã cảm nhận tôi đã thực sự tới.

Với tình thương, chúng ta có thể đối diện với bất cứ tình huống nào nhưng nhiều người trong chúng ta chưa biết tình thương chân thật là gì vì thì câu mà chúng ta phải tự hỏi là làm sao để tình thương được phát sinh ?

Những câu này là những lời mở đầu của Thiền sư Thích Nhất Hạnh hay của Thầy (chữ mà các đệ tử thân thương vẫn thường dùng để gọi Người. “Thầy” theo người Việt là thầy dạy học, thầy dạy tu) khi Thầy mở đầu bài giảng tại Thượng Viện Quốc Hội Anh tuần rồi. Không khí khá hăm hở sinh động trong phòng giảng bỗng nhiên im bặt khi chúng tôi đứng dậy chào Thiền sư.

 Thich Nhat Hanh cho pháp thoại tại đại sảnh Royal Festival, Southbank, Luân Đôn

Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Cách sống, Phật giáo nước ngoài, Thiền | Thẻ , , | Bình luận về bài viết này

Bảy kỳ quan của thế giới Phật giáo

Đăng tải tại Video & Ảnh, Văn hóa, Đất Phật | Thẻ , , | Bình luận về bài viết này

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA QUANG MINH – ÚC ĐẠI LỢI

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 04/06/2012

Các anh chị em tâm linh thân mến, đặc biệt với cộng đồng Tăng Già Việt Nam, và tôi nghĩ có một số vị sư cô ở đây, Tì kheo ni, có phải không?

Tôi thật sự vui mừng với lần thứ hai tôi thăm viếng nơi này, với một ngôi chùa mới và rất lớn, hết bao nhiêu tiền đấy? (mọi người cười)

Tôi nghĩ Đạo Phật là một tôn giáo cổ xưa từ Ấn Độ rồi lan truyền qua Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Cam pu chia, Lào, Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn rồi thì sau nàyTây Tạng, Mongolia và một bộ phận ở Liên Bang Nga, những vùng này theo Đạo Phật, và Ấn Độ là chiếc nôi của Đạo Phật nhưng đại đa số quần chúng là Ấn Giáo, cũng như Hồi Giáo, Ki Tô Giáo, và những đạo khác.

Nhưng thế nào đi nữa, chúng ta đang ở trong thế kỷ 21, kỷ thuật phát triển cao độ. Tôi nghĩ trong một hay hai thế kỷ qua. Tất cả mọi nổ lực, tất cả mọi năng lượng đều tập trung trong sự phát triển kinh tế, về tiền (cười). Bây giờ tôi nghĩ, ngay chúng ta thật sự mở rộng trong yêu cầu của tiền, tất cả những sự lủng đoạn, tất cả những kỷ thuật nhơ bẫn nhầm để kiếm ra tiền. Có phải thế không? Tôi nghĩ tiền thật sự đầu độc nguyên tắc đạo đức của chúng ta. Tôi thật sự nghĩ thế! Và rồi trong khi ấy không chỉ nguyên tắc đạo đức bị suy đồi mà tiền cũng làm gia tăng ghen tỵ, nghi ngờ và rồi thì là thất vọng và đưa đến kết qua giận dữ, bạo động. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Phật giáo nước ngoài | Thẻ | Bình luận về bài viết này

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VÀ MƯỜI CÂU HỎI

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Rick Ray

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / 26-5-2012

Đức Đạt Lai Lạt Ma:

– Mọi người dù có học thức hay không học thức, giàu hay nghèo, đen hay trắng, ngay cả xanh dương hay xanh lục; đều giống nhau. – Tôi không xem chính trị tự nó là điều gì đấy sai lạc, nhưng bởi vì người ta sử dụng chính trị vì mục đích ích kỷ, và cuối cùng chính trị trở thành dơ bẩn.  Trong tôn giáo cũng vậy, nếu con người sử dụng trong cung cách sai lầm thì tôn giáo cũng trở thành tôn giáo dơ bẩn. – Ở đây tôi hưởng thụ tự do ngôn luận, tự do tư duy, tự do di chuyển.  Khi tôi khoảng mười lăm tuổi, tôi mất những tự do ấy. Tôi chỉ là một con người giản dị. Điều này không có gì đặc biệt. Tôi đến từ một làng quê nhỏ bé không có nền học vấn hiện đại và không có sự cảnh giác về thế giới. Và cũng từ 15 hay 16 tuổi Tôi có một gánh nặng không thể tưởng.

*Hãy tưởng tượng trong một giây rằng bạn có thể gặp một người da trắng.  Một người đến từ phương xa, thật mà khó tưởng tượng nổi, thật là khác biệt với nơi bạn biết, dường như là một hành tinh khác. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Phật giáo nước ngoài | Thẻ | Bình luận về bài viết này

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI PHẬT TỬ THÁI LAN

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Tôi rất vui mừng có cơ hội tiếp xúc với Phật tử Thái Lan có một số vị Tì Kheo.  Các anh chị em, tôi rất vui, như tôi đã đề cập, tôi đã ở Thái Lan trong năm 1960, và tôi đã gặp gở với vị Tăng Vương Thái Lan.  Tôi không nhớ tên, vị thứ nhất, vị thứ hai, Buddhadasa[1], rất cao, là một học giả, một tu sĩ rất tuyệt, một hành giả chuyên cần, một tu sĩ thánh thiện, nghiên cứu thâm sâu.  Và nơi ở của vị ấy, một thiền thất rất nhỏ trong rừng, không phải như biệt thất của tôi, mà rất nhỏ.  Khi tôi thấy như thế, tôi thầm nghĩ vị ấy như một vị Phật, và vị ấy giảng dạy như thế đấy. Tôi nghĩ hiện nay có một số rắc rối ở Thái Lan, giữa những người áo đỏ và áo vàng (mọi người cùng cười), điều ấy có hơi buồn đấy, hơi buồn.  Tôi có ấn tượng sâu sắc, và bây giờ tôi có cơ hội để chia sẻ với những người ở quốc gia ấy, tôi rất vui mừng, một danh dự lớn.  Bây giờ buổi gặp gở hôm nay chỉ để thảo luận. Quý vị có câu hỏi nào chứ?

HỎI:   Ngài đã tiếp xúc nhiều với các nhà khoa học phương Tây, ngài thấy biểu hiện gì trong tương lai giữa Đạo Phật ở phương Đông và khoa  học ở phương Tây? Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Phật giáo nước ngoài | Thẻ | Bình luận về bài viết này

Chè Thái – GP thực hiện

Chè này của cô P làm cho, từ lúc P chỉ cách làm chè Thái là cô P làm thường xuyên luôn, hảo món này lắm! Món này vị thanh, bùi của những hạt đậu và thơm phức của mùi sầu riêng, ăn vào mùa hè thì ngon lắm, chỉ mất nửa tiếng là có được nồi chè thiệt lớn. Nguyên liệu dùng những thứ sẵn có, nếu có thời gian, có thể tự nấu đậu, tự làm sữa…P thích dùng sữa đậu nành hơn vì không béo và tốt cho sức khỏe 🙂

1.Nguyên liệu: cho một nồi chè 5 quarts (lít)

Cho khoảng 8-10 phần ăn (cái này P nhắm chừng thôi) Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Ẩm thực | Thẻ | Bình luận về bài viết này

Vâng lời – 101 Truyện Thiền Slideshows

 
Chào các bạn,

“Tâm xung động làm ta thành mờ mắt và dễ bị điều khiển” là ý nghĩa cùa bài học sau đây của Thiền sư Bankei, trong slideshow số 4 của series 101 Truyện Thiền Bình Giải.

Xin các bạn click vào ảnh dưới đây để xem slideshow và download.

Chúc các bạn thân tâm an lạc.

Túy Phượng

Link đến series 101 Truyện Thiền Bình Giải

Links đến các slideshows trước:

1. Tách trà

2. Nhặt được kim cương giữa lối bùn

3. Vậy À

Đăng tải tại Cách sống, Thiền, Video & Ảnh, Văn hóa | Thẻ , , , | Bình luận về bài viết này

Phan Thiết có quán cơm chay miễn phí

An Nhiên

Mới hơn 7h sáng, nhưng khuôn viên quán cà phê Bonsai (51 Võ Thị Sáu – Phan Thiết) đã tấp nập kẻ đến người đi. Không phải khách đến uống cà phê như thường lệ mà khách đến thưởng thức các món chay…

Chúng tôi có mặt tại quán cà phê Bonsai vào sáng sớm, thật ngạc nhiên khi nhìn thấy bên trong quán đủ mọi thành phần, già trẻ, lớn bé ngồi quây quần bên những chiếc bàn gỗ, được trang trí bởi những chậu bonsai uốn lượn, xanh mướt. Trên mỗi bàn là hộp khăn giấy, chai tương, lọ tăm được sắp xếp ngăn nắp, sạch sẽ. Hỏi thăm mọi người mới hay gần một tháng nay, vào mỗi chủ nhật hàng tuần (từ 7 – 9h sáng và 11 – 14h chiều) tại địa chỉ này sẽ cung cấp cơm chay miễn phí cho các thực khách xa gần. Tất cả chi phí của buổi cơm chay đều do Hội từ thiện chùa Phật Quang đảm đương, lo liệu. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Thông tin | Thẻ | Bình luận về bài viết này

Hương đức hạnh

Thích Thái Hòa

Đức hạnh của người trên, đoan chánh của người duới sẽ tạo ra một gia đình đẹp, một tổ chức đẹp, một xã hội đẹp, một quốc gia đẹp và một thế giới đẹp.duchanh

Nếu có phước, bạn được ngồi trên người, thì bạn không nên dùng uy quyền để chèn ép người, mà nên dùng đức hạnh để đối xử với người. Nếu không may mà bạn đứng ở dưới người, thì không nên sanh tâm ganh tỵ và dòm ngó địa vị của người trên, mà hãy nên giữ mình cho đoan chánh và đem sự đoan chánh ấy mà đối xử với người.

Đức hạnh của người trên, đoan chánh của người duới sẽ tạo ra một gia đình đẹp, một tổ chức đẹp, một xã hội đẹp, một quốc gia đẹp và một thế giới đẹp.

Làm thế nào để trở thành một người đức hạnh? Muốn trở thành một người đức hạnh, người ấy đối với bản thân phải luôn luôn biết nhìn kỹ những lỗi nhỏ nhặt của mình để khắc phục; phải biết thực tập nhìn sâu để thấy sự thật nơi mọi vấn đề qua hình tượng; phải biết nghe sâu để hiểu sự thực của mọi vấn đề qua ngôn ngữ, âm thanh; phải biết ngửi sâu để hiểu sự thực của mọi vấn đề qua hương thơm; phải biết nếm sâu để hiểu sự thực của mọi vấn đề qua mùi vị; phải biết tiếp xúc sâu để hiểu được sự thực của mọi vấn đề qua xúc giác; phải biết suy nghĩ sâu để hiểu được sự thực của mọi vấn đề qua tâm ý và phải biết sống khoan dung, độ lượng đối với những ai đã từng làm cho mình khốn đốn, khổ đau.

Lại nữa, mọi hành xử hay ẩn tàng đều vì lợi ích chung mà không phải vì bản thân. Ai thực tập được như vậy là người đức hạnh, là người sống có đạo và đang đi ở trong chánh đạo. Người ấy không tranh người để ngồi trên mà thường ngồi trên người; không tranh người để đứng trước mà thường đứng trước người.

Thế nào để trở thành một người đoan chánh? Muốn trở thành một người đoan chánh, người ấy luôn luôn thực tập đời sống từ hòa, và chân thực.

Thực tập lời nói từ hòa và chân thực đối với mọi người trước mặt cũng như sau lưng, bên phải cũng như bên trái, từ người bên trên cho đến người bên dưới.

Thực tập những hành xử từ hòa và chân thực đối với mọi người trước mặt cũng như sau lưng, bên phải cũng như bên trái, từ người bên trên cho đến người bên dưới.

Thực tập tâm ý từ hòa và chân thực đối với mọi người trước mặt cũng như sau lưng, bên phải cũng như bên trái, từ người bên trên cho đến người bên dưới.

Người nào sống với đời sống có những chất liệu như vậy là người đoan chánh. Người ấy là người sống có đạo và đang đi ở trong chánh đạo.

Người ấy ở trong mọi người không trang sức bất cứ loại sắc phục và mỹ phẩm nào, mà vẫn đoan chánh và đẹp đẽ hơn người; không xông ướp bất cứ loại dầu thơm nào mà vẫn thơm tho hơn người. Vì sao? Vì người ấy là người đức hạnh vậy.

Đăng tải tại Cách sống | Thẻ | Bình luận về bài viết này

Người thầy chống lại đại dịch HIV/AIDS

Hoài Lương

“Mình đi tu nhưng không thể xa lánh đời, cần phải làm gì để giúp người đó mới đúng tinh thần từ bi của đạo Phật. Ngoài ra những người bị nghiện, nhiễm HIV nhu cầu tâm linh rất cao vì thế những người xuất gia như tôi làm các công việc này là rất cần”.

Đây là tâm sự của thầy Thích Đồng Nguyện, chủ nhiệm Phòng Tham vấn Truyền thông và Hỗ trợ Cộng đồng chùa Pháp Bảo (quận Gò Vấp, TPHCM) – người chuyên đi tư vấn, phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân có HIV. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Xã hội | Thẻ | Bình luận về bài viết này